Lãng mạn với căn hộ không gian mở và nội thất đầy màu sắc
Nước đậu bắp rất giàu estrogen, có thể giúp cân bằng lượng estrogen của phụ nữ. Nó cũng giúp chữa chứng “khô hạn” ở phụ nữ.Tiệc tân niên động viên công nhân khó khăn, không có điều kiện về quê ăn tết
Giá vàng miếng SJC không thay đổi ở chiều bán ra nhưng mua vào tăng thêm 500.000 đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào với giá 87,3 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) giữ giá mua vào 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng... Giá vàng miếng SJC mua vào thấp hơn bán ra duy trì ở mức 3,5 triệu đồng mỗi lượng vào sáng 10.2. Còn giá vàng nhẫn vẫn đứng ở mức cao kỷ lục, Công ty PNJ mua vào 86,7 triệu đồng, bán ra 90,1 triệu đồng; Công ty SJC mua vào 86,8 triệu đồng, bán ra 90,3 triệu đồng… Giá vàng miếng SJC hiện đang cao hơn vàng thế giới 2,6 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn cao hơn từ 2,2 - 2,4 triệu đồng/lượng.Giá vàng thế giới tăng 10 USD, lên 2.870 USD/ounce. Sự gia tăng của kim loại quý phản ánh nhiều động thái của thị trường, bao gồm căng thẳng địa chính trị dai dẳng, lo ngại về lạm phát mới, chính sách thích ứng của các ngân hàng trung ương toàn cầu và nhu cầu vật chất mạnh mẽ. Tâm lý thị trường đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những diễn biến chính sách gần đây của Mỹ, đặc biệt liên quan đến quan hệ thương mại quốc tế.Ông Joe Cavatoni, chiến lược gia thị trường cấp cao khu vực châu Mỹ tại Hội đồng Vàng Thế giới, lưu ý vài ngày qua đã chứng minh vàng phát triển mạnh mẽ như một phản ứng trước căng thẳng thị trường tức thời và là biện pháp phòng ngừa chủ động trước tình trạng bất ổn dài hạn. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò kép của vàng như một tài sản đầu tư.Thị trường tiếp tục theo dõi diễn biến thương mại toàn cầu, đặc biệt liên quan đến chính sách thuế quan quốc tế và những tác động kinh tế tiềm tàng của chúng. Trong khi sự nhẹ nhõm tạm thời đến từ việc hoãn một tháng thực hiện một số mức thuế quan, thì những lo ngại rộng hơn về căng thẳng thương mại toàn cầu vẫn tiếp diễn. Nhìn về phía trước, các nhà đầu tư vẫn tập trung vào áp lực lạm phát tiềm tàng và tác động của chúng đối với chính sách tiền tệ, những yếu tố có thể tiếp tục hỗ trợ quỹ đạo tăng của vàng.
Vì sao tỷ lệ xuất cư ở ĐBSCL cao?
Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn về cách công nghệ màn hình cảm ứng đã cách mạng hóa ngành công nghiệp và cuối cùng giết chết BlackBerry ra sao.Mặc dù ban đầu có sự phản đối đối với màn hình cảm ứng nhưng iPhone đã làm thay đổi điều đó. 2007 là một năm then chốt khi iPhone đầu tiên được phát hành với thiết kế đẹp mắt và giao diện người dùng kỹ thuật số trực quan. Màn hình cảm ứng cho phép tương tác động, nhiều cử chỉ khác nhau và giao diện người dùng linh hoạt có thể thích ứng với nhiều ứng dụng. Chỉ trong một thời gian ngắn, màn hình cảm ứng đã chuyển kỳ vọng của người dùng từ bàn phím vật lý sang màn hình tương tác.BlackBerry đã phát huy thế mạnh của mình, bao gồm bàn phím QWERTY xúc giác và tập trung vào bảo mật. Mặc dù vẫn là mặt hàng chủ lực đối với một số người dùng nhất định, công ty đã phải vật lộn để thích nghi với thị trường đang thay đổi. BlackBerry đã bám sát công thức hiệu quả với họ nhưng smartphone mới là tương lai.Trong khi các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng thiết kế toàn màn hình và phát triển hệ sinh thái ứng dụng mạnh mẽ, BlackBerry vẫn tiếp tục ưu tiên bàn phím truyền thống và các tính năng tập trung vào doanh nghiệp. Sự thay đổi chậm chạp này khiến BlackBerry khó có thể cạnh tranh với các thiết bị đa chức năng, kiểu dáng đẹp đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.Theo thời gian, mọi người bắt đầu thấy tất cả những điểm tích cực của màn hình cảm ứng so với bàn phím vật lý. Màn hình cảm ứng cung cấp nền tảng cho cử chỉ đa chạm, tích hợp ứng dụng và giao diện tùy chỉnh. Trong khi đó các dịch vụ của BlackBerry bắt đầu có vẻ lỗi thời và kém hấp dẫn hơn. Sự thay đổi trong sở thích của người dùng đối với việc tiêu thụ phương tiện truyền thông, mạng xã hội và chơi game đã đẩy nhanh sự suy giảm của BlackBerry, vì những hoạt động này được trải nghiệm tốt nhất trên các thiết bị có màn hình lớn hơn.BlackBerry đã có một chỗ đứng vững chắc trong thế giới doanh nghiệp, nơi bảo mật và năng suất rất quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả các doanh nghiệp cũng bắt đầu ưa chuộng những chiếc điện thoại có thể cung cấp cả bảo mật và trải nghiệm người dùng hiện đại.Khi các công ty cuối cùng cũng áp dụng các nền tảng sử dụng nhiều ứng dụng và dịch vụ, smartphone màn hình cảm ứng đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Khi xem xét tất cả điều này, việc BlackBerry không thể thích ứng nhanh chóng cũng khiến họ mất đi mảng kinh doanh này.Smartphone màn hình cảm ứng đã thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ. Chúng đã định hình lại thế giới di động và Blackberry, công ty từng dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông di động, đã không thể tiến hóa nhanh chóng khiến họ biến mất trên thị trường. Điều này cho thấy đổi mới được xem là chìa khóa để các công ty tồn tại.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
VNPAY hỗ trợ bán vé trực tuyến trận Việt Nam gặp CLB Borussia Dortmund
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".